Thực trạng môi trường Việt Nam hiện nay

Vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành chủ đề nóng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam. Chủ đề môi trường xuất hiện ở mọi mặt báo, trên mọi phương tiện truyền thông và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người dân. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng và đáng báo động. Cần có những giải kịp thời khắc phục tình trạng trên.

Thực trạng môi trường ở Việt Nam

Nước ta là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Nguyên nhiên là do môi trường ô nhiễm làm thay đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Mặc dùng các cấp chính quyền đã có những chính sách và phương án giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được cải thiện.

Theo thống kê mới từ bộ tài nguyên và môi trường. Hàng năm nước ta tiêu thụ 10 nghìn tấn hóa chất BVTV, lượng chất rắn thải công nghiệp là 7 tấn. Cùng với đó là 50.000 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày. Một con số “ giật mình”

Theo ước tính, trong tổng số 283 khu công nghiệp trên cả nước thì có tới 60% chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Lượng rác thải sinh hoạt tại các đô thị được thu gom, xử lý mới chỉ đạt 70%. Như vậy, lượng nước thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt chưa qua xủ lý hàng ngày vẫn xả trực tiếp ra môi trường với khối lượng khổng lồ.

doanh nghiep xa nuoc thai chua qua xu ly ra moi truong
Nước thải từ các nhà máy công nghiệp xả trực tiếp ra môi trường

Lượng xe máy, ô tô không ngừng gia tăng, vô tình thải ra môi trường lượng khí độc rất lớn hàng ngày. Cùng với đó là các nhà máy, xí nghiệp vẫn hàng ngày “ bơm khí độc” ra khí quyển. Chúng ta vẫn tích cực xây dựng nhà máy, xây dựng các công trình thay thế cho những khu rừng xanh, những mảnh đất xanh của thiên nhiên dần biến mất. Điều này khiến cho môi trường vốn đã ô nhiễm lại trở nên trầm trọng hơn.

Nguyên nhân gây ra thực trạng ô nhiễm môi trường

Ý thức kém từ một bộ phận người dân

Nguyên nhân đầu tiên phải nhắc đến là ý thức người dân, một bộ phận không nhỏ người dân vẫn rất thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường chung, họ vẫn ngang nhiên vứt rác trực tiếp ra môi trường, họ xem những hành động đó là quá nhỏ bé không có tác động, không ảnh hưởng gì. Và vấn đề bảo vệ môi trường là của các tổ chức, của địa phương, nhà nước…

tinh trang vut rac bua bai
Một bộ phận không nhỏ người dân vẫn thải nhiên xả rác trực tiếp ra môi trường

Những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng to lớn đến thế trẻ, thế hệ tương lai sau này. Nó sẽ hình thành một tư duy sai lệch. Một vỏ chai nước, một túi nilon nếu tích tụ nhiều sẽ trở thành bãi rác khổng lồ.

Doanh nghiệp tắc trách

Việc các doanh nghiệp tắc trách, thiếu trách nhiệm, họ đặt lợi nhuận lên hàng đầu, bất chấp hậu quả gây ra là nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Những năm gần đây đã có rất nhiều doanh nghiệp vi phạm xả nước thải trực tiếp ra các sông con, suối. Thực trạng đã được nhiều ngân dân và cơ quan báo chí phản ánh những vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Cũng có nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến vấn đề môi trường nhưng chưa đến nơi. Theo đó, quá trình xử lý nước thải ở một số khu công nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Đáng buồn hơn: những hành vi gây ô nhiễm môi trường kia lại chưa bị răn đe, xử phạt một cách xác đáng.

Xem thêm
Mô hình thùng rác xanh tại xã Hoằng Ngọc

Giải pháp khắc phục thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường chung. Luôn nhắc nhở người dân vứt rác đúng nơi quy đinh và hạn chế sử dụng rác thải nhựa.

– Tích cực tổ chức các phong trào, hoạt động về môi trường như: thu gom rác thải biển, chiến dịch trồng cây xanh..

chung tay bao ve moi truong
Cần đẩy mạnh các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường từ cộng đồng

– Nhà nước tiếp tục bổ sung các chế tài, xử phạt với các hành vi cố ý gây ô nhiễm môi trường. Cần xây dựng hệ thống quản lý môi trường tại các khu công nghiệp một cách đồng bộ. Tổ chức giám sát và có biện pháp răn đe đủ mạnh đối với các đối tượng vi phạm

– Tại các tuyến đường lớn, khu dân cư, khu du lịch nên bổ sung thêm nhiều thùng đựng rác. Mô hình “chim cánh cụt” xin rác ở bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng là một ví dụ cần được nhân rộng.

– Nâng cao năng lực chuyên môn đối với đội ngũ thanh tra môi trường. Đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường tới các vùng nông thôn trên toàn quốc. Giúp người dân ý thức và chung tay vì một cộng đồng xanh – sạch – đẹp.