Rác thải có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường cũng như sức khỏe đời sống của con người. Vậy những quốc gia lớn trên thế giới có những biện pháp gì trong việc quản lý và xử lý rác thải phát sinh ra ngoài môi trường? Hãy cùng tham khảo ngay những kinh nghiệm quản lý và xử lý rác thải trên thế giới trong bài viết dưới đây nhé!
Kinh nghiệm quản lý và xử lý rác thải trên thế giới
Tại Nhật Bản, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác được thực hiện rất hiệu quả nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại. Hệ thống phân loại rác thải của Nhật Bản tương đối phức tạp. Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ thống hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống phân loại rác riêng, tất cả rác có thể đốt cháy được yêu cầu đựng vào túi đỏ, rác không thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dương trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu trắng.
Hay tại Australia, một trong những quốc gia thải rác nhiều nhất thế giới. Nhiều trung tâm đô thị lớn ở Australia đã được mở rộng để phù hợp với tiêu chuẩn sống cao hơn của người dân. Do đó, hệ thống xử lý rác thải cũng được yêu cầu cao hơn. Những biện pháp xử lý rác thải bền vững được tìm kiếm và áp dụng. Ước tính một người dân ở Australia mỗi ngày thải ra 3kg rác. Chất thải này có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. Đối với chất thải rắn như rác sinh hoạt, sản phẩm công nghiệp được xử lý tại các bãi chôn lấp, tuy nhiên số lượng các bãi chôn lấp là có hạn. Ví dụ, tại Sydney vấn đề tìm kiếm những bãi chôn lấp mới đã dẫn đến ý kiến cho rằng rác thải có thể được đổ ở những khu vực khác chẳng hạn như tại các khu mỏ bỏ hoang gần thị trần Goulburn. Việc sử dụng các bãi rác thải như một phương pháp quản lý chất thải cơ bản sẽ làm gia tăng “dấu chân sinh thái” ở Sydney. Đối với nước thải từ các hộ gia đình như nước rửa chén, chấy tẩy rửa xe đều được phân loại như chất thải lỏng được xử lý bằng hệ thống tái chế nước thải sinh hoạt.
Còn tại Mỹ, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) quy định về tất cả các loại phế thải theo Đạo luật Bảo tồn và Phục hồi Tài nguyên năm 1976 (RCRA). Chất thải rắn có thể bao gồm cả rác thải và bùn từ các nhà máy xử lý nước thải và các loại phế thải khác từ các hoạt động công nghiệp. RCRA bao gồm xử lý các loại chất thải rắn, chất thải độc hại, khuyến khích các các nhân, tổ chức xây dựng những kế hoạch toàn diện để quản lý chất thải. Khu vực phía Tây có số lượng bãi chôn lấp nhiều nhất cả nước. Những bãi chôn lấp phải tuân thủ các quy định của Liên bang trong việc ngăn ngừa ô nhiễm cũng như cung cấp các hệ thống giám sát ô nhiễm nước ngầm và bãi chôn chất thải khí. Các công ty quản lý phải đảm bảo kinh phí bảo vệ môi trường trong suốt toàn bộ vòng đời của một bãi chôn lấp rác thải. Đối với chất thải rắn được tái chế hay biến thành phân bón để cải tạo đất đã giúp giảm lượng khí thải carbon dioxide.
Vừa rồi là những kinh nghiệm trong việc quản lý và xử lý rác thải của các nước tiên tiến trên thế giới. Còn đối với Việt Nam hiện nay, việc trang bị các loại thùng rác nhựa công cộng và đẩy mạnh tuyên truyền về ý thức người dân trong việc xả rác đúng nơi quy định sẽ mang lại những hiệu quả rõ dệt trong công cuộc bảo vệ môi trường cho đất nước.