Vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn sinh hoạt luôn là chủ đề nóng trong công cuộc bảo vệ môi trường ở các địa phương trên cả nước. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi các cấp chính quyền tích cực hơn nữa thực hiện quyết liệt, các giải pháp mang tính đồng bộ để xử lý rác thải sinh hoạt tồn đọng. Những để giải quyết một cách triệt để nhằm bảo vệ môi trường sống rất cần sự chung tay của cả cộng đồng, của từng cá nhân. Mỗi người dân phải tự nhận thức thay đổi thói quen, hạn chế và xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách.
Các Nội Dung Chính
Hạn chế tối đa bao bì nilon
Thói quen sử dụng túi nilon để đựng hàng, thực phẩm đã quá phổ biến ở Việt Nam. Đại đa số người dân đều có thói quen đó. Theo ước tính mỗi người một ngày sử dụng 2-3 túi nilon, khối lượng túi nilon mà người tiêu dùng thải lên đến hàng tấn mỗi ngày. Trong khi đó ai cũng hiểu túi nilon rất khó để phân hủy. Rác thải nhựa chủ yếu là túi nilon đã làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người
Các bà nội trợ hiện nay khi đi chợ hay đi siêu thị đều có thói quen đi tay không nhưng khi về là đủ các loại hàng hóa, thực phẩm được đựng trong túi nilon. Việc này đối với nhiều người là rất thuận tiện. Tuy nhiên, việc lạm dụng túi nilon sẽ ảnh hưởng đến cả trăm năm sau. Không chỉ bạn mà cả con cháu, các thế hệ sau đều phải hứng chịu.
Đề giảm thiểu lượng rác thải gia đình xả ra môi trường bạn cần hạn chế sử dụng túi nilon , có thể thay thế bằng các túi giấy, những chất liệu thân thiện với môi trường như: làn, túi vải tái sử dụng…
Hạn chế sử dụng các vật dụng sử dụng một lần
Những vật dụng sử dụng một lần phục vụ các bữa ăn nhanh như: khăn giấy, chén, thìa, đũa nhựa…Mặc dù rất tiện lợi và hết sức cần thiết trong môi trường công sở ngày nay nhưng bạn cũng cần hạn chế sử dụng tối đa. Đây đều là những vật dụng khó phân hủy, và không đảm bảo cho sức khỏe.
Phân loại rác và xử lý rác ngay tại nguồn
Phân loại rác tại nguồn không chỉ là cách hạn chế tối đa lượng rác thải phải mang đi xử lý, giảm tải cho các đơn vị tổ chức thu gom, xử lý rác thải, tiết kiệm chi phí ngân sách nhà nước. Việc phân loại rác tại nguồn còn là cách để tận dụng nguồn rác thải tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng giúp tiết kiệm một phần chi phí
Phương pháp chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh
Đây là phương pháp truyền thống, đơn giản và được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Rác trước khi được chôn lấp sẽ được nén để giảm thể tích sau đó sẽ được chôn lấp theo từng lớp. Sau mỗi lớp rác sẽ có một lớp đất trung gian để ngăn chặn mùi hôi thối và côn trùng xâm nhập
Bãi chôn lấp rác thải tập trung cũng phải đảm bảo theo quy định của nhà nước theo các hạng mục như: hệ thống thu nước rỉ rác, hệ thống thu khí, xử lý nước rỉ rác,nhà điều hành, hệ thống đường giao thông, cây xanh cách ly…
Thiêu đốt rác thải
Tại các nước phát triển phương pháp thiêu đốt rác thải ở nhiệt độ cao biến rác thải thành những nhiên liệu có ích đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực.
Tại Việt Nam, phương pháp dùng nhiệt độ cao để thiêu đốt rác thải thành khí và tro cũng được nhiều tỉnh thành triển khai. Ưu điểm của phương pháp này là giảm tối đa thể tích rác còn lại sau khi thiêu đốt. Tuy nhiên, phương pháp này phải áp dụng nhiều công nghệ khoa học tiên tiến và chi phí đầu tư, chi phí xử lý cũng khá cao nên không hẳn địa phương nào cũng có thể áp dụng
Chế biến rác thải thành phân bón hữu cơ
Với rác hữu cơ sau khi được phân loại tại nguồn sẽ được mang đi xử lý và chế biến thành phân bón compost dùng trong nông nghiệp.
Quy mô hộ gia đình: Phổ biến tại các vùng nông thôn. Rác thải hữu cơ được phân loại mang ra góc vườn và ủ thành phân phục vụ cho nông nghiệp
Với quy mô tập trung: Sau khi phân loại rác thì rác hữu cơ dễ phân hủy sẽ được tách nghiền, ủ hiếu khí để tạo ra phân vi sinh. Về cơ bản phương pháp này khá vệ sinh và mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên chi phí đầu tư máy móc và vận hành cũng khá cao.