Việt Nam hiện nay là nước đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris). Một trong những nguyên nhân gây ra thực trạng ô nhiễm môi trường biển là do rác thải rắn sinh hoạt. Cảnh chai lọ trôi dạt trên biển, túi nilon đồ nhựa nhếch nhác khắp các bãi biển không còn xa lạ với người dân. Theo thống kê, hàng ngày lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ 28 tỉnh ven biển nước ta lên tới 38.500 tấn. Một con số khổng lồ. Lượng rác thải này nếu không được thu gom, xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Rác tràn lan tại các cửa ngõ, bãi biển du lịch
Du lịch biển đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tại nhiều tỉnh của nước ta. Vào dịp lễ hội lượng khách du lịch trong và ngoài nước kéo về các bãi tắm dọc bờ biển nước ta cực kì lớn, kéo theo đó là lượng rác thải xả ra khổng lồ.
Trên bãi biển Hải Tiến (Thanh Hóa) các túi ni lông, chai đựng nước nằm vương vãi khắp nơi. Dọc bờ biển gần 5km phủ kín bèo tây lẫn vỏ quả dừa do khách du lịch sử dụng xong ném ra. Rác dọc bờ biển chấp thành đống bốc mùi hôi thối.
Tại Quảng Bình. Sau mỗi lần mưa lũ hàng chục tấn rác thải lại trôi dạt dọc bờ biển. Chủ yếu là rác thải nhựa từ đất liền và rác thải sinh hoạt từ các khu du lịch, nghỉ dưỡng hiện.
Không chỉ riêng gì tại Thanh Hóa hay Quảng Bình. Tình trạng rác thải ngập bờ biển cũng diễn ra phổ biến tại khắp các vùng ven biển trên cả nước. Rất nhiều du khách đã bày tỏ sự ngao ngán trước thực trạng này. Tình trạng ô nhiễm do xả rác bừa bãi tại các bãi biển, cửa sông đã được đưa tin và truyền thông rộng rãi. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn tiếp diễn trong nhiều năm và vấn đề giải quyết triệt để vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Chiến dịch “ Hãy làm sạch biển”
Được triển khai từ năm 2016. Chiến dịch “Hãy làm sạch biển” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phát động đã được triển khai rộng rãi tại 28 tỉnh ven biển và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Chiến dịch nhận được sự tin tưởng, ủng hộ và ghi nhận từ đông đảo nhân dân trên các địa bàn được triển khai
Ngoài việc tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường biển tới từng người dân, từng khách du lịch và các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn trên địa bàn, các ban ngành địa phương nên lắp đặt thùng đựng rác tại các địa điểm du lịch để nâng cao giá trị du lịch biển Việt Nam. Xây dựng hình ảnh đẹp, văn minh trong mắt du khách quốc tế
Mô hình thùng rác “Chim cánh cụt” xin rác tại bãi biển Mỹ Khê
Hơn 6 năm trước tại bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, người dân bức xúc khi phải sống chung với rác. Du khách thì ngao ngán khi trên bờ thì hít mùi hôi thối, xuống biển thì giẫm phải vỏ ốc, vỏ chai lọ. Chính quyền và người dân địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khôi phục lại hình ảnh du lịch. Một trong số đó là mô hình “ chim cánh cụt” xin rác đã đem lại hiệu quả trông thấy.
Theo đó, chính quyền địa phương đã cho lắp đặt các thùng rác chim cánh cụt với dòng chữ “ xin cho tôi rác” trên toàn bộ bãi biển. Cứ cách chục mét sẽ có một thùng ở vị trí thích hợp cho du khách dễ dàng bỏ rác.
Cùng với hàng loạt biển cấm “xả rác, bán hàng rong, trải bạt, ăn uống trên bãi cát…” đặt từ vỉa hè xuống tận bãi biển, nhiều du khách đến tắm biển tại các bãi tắm Mỹ Khê tỏ vẻ ngạc nhiên và cũng rất thích thú với hình ảnh các thùng rác “chim cánh cụt” xin rác đặt trên bãi cát.
Ngoài việc lắp đặt các biển cấm và thùng rác. Để bãi biển Mỹ Khê sạch đẹp như hôm nay trước hết là nhờ công tác tuyên truyền từ các cấp lãnh đạo. Cùng với quyết tâm giữ lại môi trường của toàn thể người dân nơi đây. Mô hình thùng rác chim cánh cụt đã đạt được hiệu quả tích cực và đang được nhân rộng tài nhiều địa phương.
Chiến dịch “Hãy làm sạch biển” đóng vai trò tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ, các đoàn viên, thanh niên và nhân dân về vai trò của biển đối với đời sống con người. Để giữ gìn hệ sinh thái rất cần sự chung tay, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường biển